Vươn Khơi

Ngày đại dương thế giới

LTS. Nuôi trồng thủy sản thế giới là ngành tạo ra các sản phẩm sinh vật phát triển mạnh mẽ nhất trong vài chục năm gần đây, và đang trên đà phát triển mạnh, đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn không chỉ trong việc bảo đảm an ninh thực phẩm toàn cầu, mà còn đóng góp vào những lĩnh vực khác. Tạp chí Vươn khơi xin giới thiệu với bạn đọc bài tổng quan của một nhóm các nhà khoa học và quản lý nổi tiếng thế giới về hiện trạng, những vấn đề tồn tại và các xu thế phát triển của nuôi trồng thủy sản trong 20 năm (1997-2017). Vì khuôn khổ của Tạp chí, chúng tôi xin lược bỏ phần nói về nuôi thủy sản nước ngọt.

Đại dương Thế giới (hoặc Đại dương Toàn cầu) là hệ thống liênkết của các vùng nước đại dương bao quanh Trái Đất và bao gồm phần lớn của thủy quyển, bao gồm 361.132.000 km2, chiếm 70,8% bề mặt Trái Đất, với tổng khối lượng khoảng 1.332.000.000 km3 nước biển.

Một đại dương  toàn  cầu  tồn  tại ở dạng này hay dạng khác trên Trái Đất hàng ngàn năm nay và khái niệm này bắt nguồn từ thời cổ đại với cái tên Oceanus. Khái niệm đương đại về Đại dương Thế giới đã được nhà hải dương học người Nga Yuly Mikhalovich Shokalsky (1856-1940) đặt ra vào đầu thế kỷ 20 để chỉ đại dương liên tục bao phủ và bao vây hầu hết Trái Đất.

Nó được chia thành 5 khu vực đại dương chính, được phân định bởi các lục địa với các đặc điểm  hải dương học khác nhau: Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Đại Dương. Sự thống nhất và liên tục của Đại dương Thế giới, với sự lưu thông vùng nước giữa các bộ phận có tầm quan trọng cơ bản đối với hải dương học.

  • Thái Bình Dương, lớn nhất trong số các đại dương, cũng kéo dài đến phía bắc từ Nam Đại Dương đến Bắc Băng Dương, nằm giữa giữa Châu Úc, Châu Á và Châu Mỹ. Thái Bình Dương tiếp giáp Đại Tây Dương phía nam Nam Mỹ tại Cape Horn.
  • Đại Tây Dương, là đại dương lớn thứ hai, kéo dài từ Nam Đại Dương giữa Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Âu, đến Bắc Băng Dương. Đại Tây Dương tiếp giáp Ấn Độ Dương phía nam châu Phi tại Cape Agulhas.
  • Ấn Độ Dương, lớn thứ ba, kéo dài về phía bắc từ Nam Đại Dương đến Ấn Độ, Bán đảo Ả Rập và Đông Nam Á ở Châu Á và giữa Châu Phi ở phía tây và Châu Úc ở phía đông. Ấn Độ Dương nối Thái Bình Dương ở phía đông, gần Úc.

Bắc Băng Dương là nhỏ nhất trong năm đại dương,  nối  Đại Tây Dương tại Greenland và Iceland và nối Thái Bình Dương tại Eo biển Bering. Bắc Băng Dương bao phủ Bắc Cực, tiếp giáp Bắc Mỹ ở Tây bán cầu và Scandinavia và Siberia ở Đông bán cầu. Bắc Băng Dương được bao phủ một phần trong băng biển, mức độ thay đổi theo mùa. Nam Đại Dương là một  đại dương bao quanh Nam Cực, bị chi phối bởi Dòng chảy Vòng Nam Cực, nói chung là đại dương phía nam vĩ độ 60 độ nam. Nam Đại Dương được bao phủ một phần trong băng biển, mức độ thay đổi theo mùa. Nam Đại Dương là nhỏ nhất thứ hai trong năm đại dương được đặt tên.

Bầu không khí cho loài người

Các cánh rừng thường được coi là lá phổi của Trái đất, nhưng chính các sinh vật trong đại dương cũng giúp sản sinh ra hơn một nửa lượng khí oxy mà chúng ta đang hít thở.

Đại dương và cuộc sống trong lòng nó cũng hấp thụ khoảng ¼ lượng khí CO2 mà loài người thải ra. Tuy nhiên, khi đại dương hấp thụ CO2, độ acid của nó lại gia tăng. Ngày nay, các đại dương bị acid hóa nhiều hơn so với ít nhất 800.000 năm trước và điều đó ảnh hưởng tới hầu hết các loài sinh vật biển.

Năng  lượng  cho  thế  giới Năng lượng gió ngoài khơi, sóng và thủy triều có nhiều tiềm năng trở thành những nguồn năng lượng làm mới được cho một thế giới đang phải cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Mặc dù vậy, chính bản thân đại dương lại là một nguồn nhiên liệu hóa thạch lớn với hơn ¼ trữ lượng khí đốt và dầu mỏ tới từ biển cả.

Tuy nhiên, mỗi năm các đại dương cũng phải hứng chịu hàng ngàn tấn dầu từ nhiều nguồn khác nhau. Dầu loang là một nguy cơ chết chóc cho biển cả và cần vài thập kỷ thì hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi tai nạn này mới có thể được phục hồi.

Tạo ra khí hậu70% diện tích Trái đất được che phủ bởi các đại dương, do đó, vai trò của chúng đối với khí hậu là vô cùng to lớn. Các đại dương giúp khí hậu không bị quá nóng hoặc quá lạnh, đồng thời nước từ biển bốc hơi tạo nên các đám mây lớn di chuyển những quãng đường xa xôi trước khi rơi xuống lại thành mưa.

Đại dương còn được coi như một vùng đệm chống lại hiện tượng Trái đất ấm lên. Hơn 90% hiện tượng ấm lên của Trái đất trong vòng 50 qua diễn ra trên biển. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng cao khiến mực nước biển dâng, đe dọa các cộng đồng ven biển trên toàn cầu. Bên cạnh đó, nhiệt độ nước biển quá ấm cũng ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại của các sinh vật đại dương.

Cho tới nay, giới khoa học đã tìm ra khoảng 250.000 loại sinh vật biển nhưng có tới 80% đại dương vẫn chưa được khám phá và 9/10 loài sinh vật biển vẫn chưa được phân loại.

Tuy nhiên, ô nhiễm đang là một nguy cơ lớn phá hủy hệ sinh thái và cuộc sống thiên nhiên trong lòng biển cả. Hàng năm, hàng triệu tấn nhựa bị thải ra đại dương, Rác thải phân bón từ các trang trại đổ ra biển làm hình thành nên các bãi tảo lớn “ngốn” hết lượng oxy trong nước và tạo ra hơn 400 “khu vực chết chóc” (nơi hầu như sinh vật biển không thể tồn tại) ở các đại dương với tổng diện tích lớn hơn Vương quốc Anh.

Vẫn chưa quá muộn Tình hình dường như rất nguy cấp nhưng vẫn kịp để con người hành động. Hồi tháng 4/2021, một nhóm các khoa học gia thế giới đã xác định cuộc sống đại dương có thể hồi phục trong 30 năm tới nếu giải quyết được các áp lực lên đại dương, bao gồm cả biến đổi khí hậu. Bên cạnh ý thức con người, công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng. Năm ngoái Viện Thám hiểm Đại dương đã sử dụng vệ tinh và công nghệ không người lái để dọn sạch hơn 40 tấn rác thải nhựa từ Đại Tây Dương…

Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của biển và đại dương đối với đời sống con người, ngày 08/6/1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất ở Rio de Janeiro (Braxin), Chính phủ Canađa đã đề xuất sáng kiến về “Ngày Đại dương Thế giới”. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng, nhằm tôn vinh đại dương thế giới và bày tỏ mối quan tâm gắn bó với biển và đại dương, vì tương lai của loài người. Mục tiêu chung của Ngày Đại dương Thế giới là nâng cao nhận thức cho công chúng và các nhà hoạch định chính sách của mỗi quốc gia về vai trò quan trọng của biển và đại dương đối với đời sống con người; đồng thời, cổ vũ các hành vi tích cực vì sự “bền vững của biển cả”. Đề xuất này được Liên Hiệp Quốc công nhận chính thức vào năm 2008 trong Nghị quyết A/ RES/63/111 thông qua chủ trương: kỷ niệm Ngày Đại dương Thế giới (ngày 08 tháng 6) ở tất cả các nước thành viên.

Sau Hội nghị Quốc tế về “Hành động cùng nhau vì tương lai của hành tinh xanh” năm  2002,  với  sự hỗ trợ của Diễn đàn Toàn cầu Đại dương, Vùng bờ và Hải đảo (GFOCI), Dự án Đại dương Thế giới (WOP – World Ocean Project), Mạng lưới Đại dương Thế giới (WON – World Ocean Network), Viện Đại dương Quốc tế (IOI – International Ocean Institute),… ngày lễ này đã được điều phối và tổ chức với sự tham gia của nhiều nước trên toàn cầu, với các hoạt động phong phú, như: tuần hành vì đại dương; con đường xanh kết nối con người, thủy sản và thị trường bền vững; tọa đàm đại dương hòa bình; thi nghệ thuật và văn hóa biển, v.v…

Ngày Đại dương Thế giới là một cơ hội hàng năm nhằm nhắc nhở con người quan tâm tới những giá trị của đại dương, các sản phẩm từ biển và đại dương như hải sản, sự sống trong lòng đại dương, bể thủy sinh cũng như những giá trị nội tại của nó. Dự án Đại dương Thế giới, hợp tác với Mạng lưới Đại dương Thế giới đã tổ chức các hoạt động cho ngày đại dương thế giới từ 2003 với sự tham gia của trên 1.600 tổ chức và những cơ quan khác nhau trên toàn thế giới. Họ liên kết và hợp tác với nhau nhằm đưa ra những cảnh báo có ảnh hưởng về vai trò của Đại dương đối với sự sống trên Trái Đất cũng như cách mà con người có thể bảo vệ nó.

Ngày Đại dương Thế giới mang lại cơ hội cho mỗi người  tham gia vào bảo vệ tương lai của môi trường, thông qua những hoạt động quảng bá, bảo vệ môi trường biển – nhặt rác tại các bãi biển, các chương trình giáo dục, cuộc thi nghệ thuật, liên hoan phim, các sự kiện bảo tồn các loài cá, phản đối các hành động đánh bắt và tiêu dùng làm ảnh hưởng tới sự phát triển của những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Việt Nam với Ngày Đại dương Thế giới

Là quốc gia có vùng biển rộng, bờ biển dài, những năm qua, Việt Nam luôn tích cực hưởng ứng và tham gia có trách nhiệm trong việc giữ gìn màu xanh của biển. Trong các hoạt động liên quan đến Ngày Đại dương thế giới, Việt Nam là một trong những nước tham gia từ rất sớm, với nhiều hoạt động cả ở trong nước và quốc tế. Năm 1998, nhân Năm quốc tế về đại dương được tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha), Việt Nam đã tham gia và thảo luận sâu vào các chuyên đề của Hội nghị, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tiếp đó, tại Hội nghị đại dương thế giới (năm 2009) ở Inđônêxia, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nước ta đã thay mặt Chính phủ Việt Nam tham gia thảo luận và thông qua “Tuyên bố Đại dương Manado”.

Đặc biệt, tại Nghị định số 25/2009/NĐ-CP, ngày 06/3/2009 của Chính phủ về  quản  lý,  tổng  hợp  tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã quy định tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hằng năm để hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới, gắn với yêu cầu quản lý, tổng hợp tài nguyên và bảo

vệ môi trường biển, hải đảo, với nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể. Những hoạt động đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, trách nhiệm cho cộng đồng về bảo vệ môi trường biển, đảo vì tương lai của chính loài người, mà còn là cơ hội để giới thiệu về tiềm năng tài nguyên biển và phát triển kinh tế biển, góp phần đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển. Đồng thời, đây

cũng là thông điệp khẳng định với thế giới, Việt Nam là quốc gia biển, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế trong việc nỗ lực giải quyết những vấn đề về biển, hải đảo và góp phần chung tay bảo vệ đại dương xanh, hành tinh xanh của nhân loại.

Ngày đại dương thế giới năm 2021: Đại dương “Cuộc sống và Sinh kế”

Năm 2021, để hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới 08/6. Liên hợp quốc lựa chọn chủ đề The Ocean: Life and Livelihoods (Đại dương “Cuộc sống và Sinh kế”).

Bảo phủ hơn 71% diện tích địa cầu, đại dương sản xuất ít nhất 50% lượng oxy của hành tinh, nó là nơi có đa dạng sinh học trên trái đất và là nguồn cung cấp protein chính cho hơn một tỷ người trên thế giới. Chưa kể, đại dương là chìa khóa cho nền kinh tế với khoảng 40 triệu người đang làm việc trong các ngành công nghiệp dựa trên đại dương vào năm 2030.

Với 90% quần thể cá lớn bị cạn kiệt và 50% rạn san hô bị phá hủy, con người đang lấy từ đại dương nhiều hơn những gì có thể được bổ sung. Để bảo vệ và gìn giữ đại dương cũng như tất cả những gì nó duy trì được, chúng ta phải tạo ra một sự cân bằng mới, bắt nguồn từ sự nghiên cứu thực sự về đại dương và mối liên hệ giữa loài người với nó. Chúng ta phải xây dựng một kết nối tổng thế với đại dương, đổi mới bằng những bài học từ quá khứ.

VP tổng hợp

Bài liên quan

Để lại bình luận

* Khi sử dụng form này, bạn đã đồng ý với việc để trang thu thập dữ liệu.

Trang sử dụng cookies để nâng cao trải nghiệm người dùng. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ không làm phiền bạn. Chấp nhận Đọc thêm